Liên hệ
Hotline: 0915468000

Phụ tùng ô tô TTC 20+ năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối phụ tùng ô tô chính hãng các dòng xe Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc.

Điều hướng AutoPart

Khái niệm về cầu xe ô tô, tìm hiểu 2 loại cầu xe phổ biến hiện nay

bởi

Cầu xe ô tô là bộ phận nằm ở giữa trục nối hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau. Đúng như tên gọi, bộ phận cầu xe được thiết kế hình cầu đóng vai trò giúp xe vận hành một cách bình thường.

Cầu xe là bộ phận không thể thiếu của một chiếc ô tô

Cầu xe là bộ phận không thể thiếu của một chiếc ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Về cơ chế hoạt động, bên trong cầu xe có chứa hệ thống bánh răng gọi là bộ vi sai. Bộ vi sai này được nối với động cơ thông qua một chiếc ống gọi là láp dọc hình trụ và nối với hai bánh xe sau bằng hai láp ngang. Khi động cơ ô tô đi vào vận hành, láp dọc sẽ quay đều và tác động lực đến bộ vi sai. Đồng thời, hai láp ngang sẽ chuyển động theo vòng quay tương ứng, qua đó giúp cho xe lăn bánh.

Theo các chuyên gia, vận tốc của mỗi bánh xe ô tô thường không đồng nhất nhằm giảm thiểu tình trạng lật xe khi vào cua. Do đó, bộ vi sai đóng vai trò quan trọng giúp bánh xe ô tô dù chuyển động tách biệt song vẫn có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để xe di chuyển ổn định.

Phân biệt các loại cầu xe

Hiện nay, có hai loại cầu xe được các hãng sản xuất ô tô sử dụng là loại 1 cầu và loại 2 cầu. Mỗi loại cầu đều có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Xe 1 cầu (ký hiệu 2WD hoặc 4x2)

Xe 1 cầu là loại xe dẫn động hai bánh và được trang bị cầu xe ở 2 bánh xe trước hoặc 2 bánh sau. Để dễ dàng phân biệt, người ta quy ước, nếu cầu xe dẫn động ở 2 bánh trước thì gọi là xe dẫn động cầu trước, ngược lại nếu cầu xe dẫn động ở 2 bánh sau thì gọi là xe dẫn động cầu sau. 

Cầu xe là gì

 

Dẫn động cầu trước cung cấp lực truyền động cho 2 bánh trước (Nguồn: Sưu tầm)

Xe dẫn động cầu trước (FWD - Front-Wheel Drive) có nhiệm vụ mang sức mạnh động cơ truyền đến cầu trước, cung cấp lực truyền động cho 2 bánh trước. Theo đó, xe dẫn động cầu trước có những ưu nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều không gian do khoảng cách truyền lực ngắn (trục truyền động trước đặt ngay dưới động cơ). Lực kéo và lực lái tác động tách biệt lên bánh trước. Chi phí thay, sửa chữa thấp. Sức kéo tốt, di chuyển linh hoạt.

- Nhược điểm: Trong lượng phân bổ không đều giữa cầu trước/sau, vì thế lực lái và lực kéo tác động lên bánh trước bị chồng chéo. Khả năng bám đường kém do 2 bánh trước đảm nhận cả nhiệm vụ “kéo” chiếc xe đi và đánh lái.

Cầu xe giúp động cơ xe tăng tốc

 

Dẫn động cầu sau RWD giúp xe tăng tốc và góc đánh lái rộng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Xe dẫn động cầu sau (RWD - Rear-Wheel Drive) có nhiệm vụ mang sức mạnh động cơ truyền đến cầu sau, cung cấp lực truyền động cho 2 bánh phía sau. Tương tự như xe dẫn động cầu trước, loại xe dẫn động cầu sau cũng có những điểm ưu và nhược nhất định như sau:

- Ưu điểm: Đảm bảo khả năng tăng tốc tốt hơn, góc đánh lái rộng hơn do 2 bánh trước không phải đảm nhiệm cùng lúc 2 nhiệm vụ như hệ dẫn động cầu trước. 

- Nhược điểm: Độ bám đường kém khi di chuyển trên các đoạn đường trơn trượt.

Xe 2 cầu (ký hiệu 4WD)

Có thể nói xe 2 cầu ra đời chính là giải pháp giúp khắc phục những hạn chế của loại xe 1 cầu. Theo đó, xe 2 cầu là loại xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh với 2 loại chính là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian.

Cầu xe và cách phân biệt cầu xe

 

Xe 2 cầu dẫn động 4 bánh bán thời gian có khả năng bám đường tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD): Tùy thuộc vào nhu cầu của người lái, cả 4 bánh đều nhận được lực truyền động hoặc chỉ cầu trước hoặc cầu sau nhờ vào cơ chế “gài cầu” và “cắt cầu”.

- Ưu điểm: Khả năng di chuyển linh hoạt ở mọi loại địa hình, độ bám đường tốt.

- Nhược điểm: Khó điều khiển và mất thời gian làm quen đối với những người lái mới do có thêm cơ chế “gài cầu” và hộp số phụ, cấu tạo phức tạp khiến giá thành và chi phí bảo dưỡng cao hơn.

Đối với hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD): Cả 4 bánh xe đều sẽ nhận được lực truyền động trong suốt quá trình vận hành và không có cơ chế “gài cầu” hay hộp số phụ. Do đó, người lái không thể chuyển từ dẫn động 4 bánh sang dẫn động cầu trước (sau).

Cầu xe dẫn động 4 bánh

Xe 2 cầu dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD giúp người lái rảnh tay (Nguồn: Sưu tầm)

- Ưu điểm: Tương tự như 4WD nhưng với dẫn động 4 bánh toàn thời gian người lái sẽ rảnh tay hơn, không còn phải bận tâm đến việc “gài cầu”. Bên cạnh đó, với AWD độ bám đường sẽ được tối ưu hơn ở các bánh xe, lực truyền động cũng được tính toán để phân bổ linh hoạt đến các bánh xe và tối ưu hóa toàn bộ sức mạnh từ động cơ.

- Nhược điểm: Chi phí cho hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian rất đắt đỏ, bên cạnh đó là cấu tạo phức tạp khiến trọng lượng thường lớn hơn các loại xe sử dụng hệ dẫn động khác.

Như vậy, có thể khẳng định cầu xe là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi chiếc ô tô. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như điều kiện kinh tế, khách hàng có thể lựa chọn mẫu xe 1 cầu hoặc 2 cầu sao cho phù hợp.

Trường hợp phát hiện hỏng hóc, không thể sửa chữa hay thay thế một bộ phận nào đó cầu xe ô tô, giải pháp cuối cùng là phải thay mới bộ phận này

Cầu xe và các bộ phận ( cầu trước, cầu sau, mô tơ cài cầu...) được bán ở TTC

Ngoài ra để tìm hiểu thêm về cầu xe, quý khách vui lòng liên hệ:

Phụ tùng ô tô TTC

  • Điện thoại: (024).39729188 / 0914888785
  • Email: phutungotottc@gmail.com
  • 90 Lạc Nghiệp, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://phutungotottc.com

Thương Hiệu Ô Tô

Chat Zalo 0915468000